Hệ số rủi ro kinh doanh bất động sản 200% là hợp lý chăng?

Tôi sẽ đề nghị NHNN làm thêm 2 việc. Một là, mức 200% là trọng số rủi ro tối đa. Hai là, NHNN phải phân BĐS thành 4 nhóm với các mức độ rủi ro

Việc sửa đổi Thông tư 36 theo hướng nâng hệ số rủi ro các khoản vay (BĐS) từ 150% lên 200% thay vì 250% là hợp lý, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN bổ sung, sửa đổi một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn và tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo đó, quy định mới đã tăng hệ số rủi ro cho vay BĐS, giảm nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Nhưng các quy định trên có lộ trình thực hiện.
Chuyên gia tài chính ngân hàng – Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã có những chia sẻ với Zing.vn xung quanh một số điểm sửa đổi tại Thông tư mới nói trên.


PV: Về việc NHNN quy định hệ số rủi ro các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS được nâng từ mức 150% lên 200% thay vì 250% như dự thảo ban đầu và có lộ trình thực hiện, ông đánh giá như thế nào về động thái này?
Theo tôi, việc kiểm soát cho vay kinh doanh BĐS trong tình hình hiện nay là phù hợp. Chính phủ và NHNN cũng đều thấy rằng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn việc cho vay BĐS vì có dấu hiệu hơi ‘nóng’ ở một số phân khúc như phân khúc cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng, resort.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực
Chuyên gia tài chính ngân hàng – Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng.
(Nguồn ảnh: Bizlive).
Việc đẩy hệ số rủi ro lên mức 200% cũng phù hợp trong bối cảnh sắp tới phải kiểm soát cho vay BĐS. Nhưng kiểm soát này có lộ trình khi quy định trên chỉ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 để cho hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp địa ốc có gần một năm để điều chỉnh.
Tôi sẽ đề nghị NHNN làm thêm 2 việc. Một là, mức 200% là trọng số rủi ro tối đa. Hai là, NHNN phải phân BĐS thành 4 nhóm với các mức độ rủi ro khác nhau, ví dụ như ít rủi ro hơn thì 160% hoặc 170% chứ không phải tất cả đều 200%.
PV: Tín dụng BĐS thường chiếm khoảng 8-9% trong tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khoảng 18% trong 2 năm vừa qua. Một khi nâng hệ số rủi ro lên mức 200% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ ảnh hưởng ra sao, thưa ông?
Các ngân hàng sẽ không bị ảnh hưởng. Tôi cho rằng, họ phải có động thái cân nhắc giảm mức cho vay BĐS và lựa chọn các dự án kỹ lưỡng hơn.
PV: Theo ông, Thông tư 06 ra đời với việc giữ nguyên tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn được cho vay trung và dài hạn mức 60% trong năm 2016 sẽ có tác động tới mặt bằng lãi suất như thế nào?
hệ số rủi ro
Hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS được điều chỉnh từ 150%
lên 200%. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Anh Tuấn).
Hiện các ngân hàng đã giảm mức cho vay trung và dài hạn ở mức 10% trong vòng 2 tuần trở gần đây. Do đó, Thông tư 06 ra đời sẽ càng củng cố cơ sở cho việc các ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn trong thời gian tới.
PV: Ông đánh giá như thế nào về quy định mới tại Thông tư 06 tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, ngân hàng thương mại nhà nước từ 15% lên 25%?
Theo tôi, điều này giúp các ngân hàng tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi và Chính phủ phát hành thành công nhiều đối với trái phiếu trung và dài hạn. Qua đó, Chính phủ có thể giảm lãi suất phát hành trái phiếu, nhất là kỳ hạn 3-5 năm, tức đồng nghĩa với việc lãi suất trung và dài hạn mới có thể giảm về mức 10% như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *